Để biến những ý tưởng thú vị trở thành hiện thực và những công nghệ còn non yếu thành một công ty có thể tiếp tục đổi mới trong nhiều năm trời, ta cần nhiều kỷ luật.
To turn really interesting ideas and fledgling technologies into a company that can continue to innovate for years, it requires a lot of disciplines.
Steve Jobs
Tuyển chọn SKKN Hoá học THCS
Tuyển chọn SKKN Hoá học THPT
+ OQUADA là thư viện trực tuyến chuyên sưu tầm và giới thiệu tài liệu chọn lọc, đề thi, ebook, …tất cả các môn học.
+ OQUADA giới thiệu nhiều SKKN Hóa học THPT, SKKN Hóa học THCS
+ Bạn đọc vui lòng ĐĂNG KÝ thành viên để download tài liệu.
Khi viết sáng kiến kinh nghiệm bạn cần phải chú ý tới cả mặt nội dung, hình thức, quy trình và các tiêu chuẩn sao cho bài viết đạt được chất lượng cao nhất và gây ấn tượng mạnh với hội đồng giám khảo. Bài viết hôm nay OQUADA sẽ hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm mới nhất.
1. Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm mới nhất
Luanvan24 chia sẻ Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm mới nhất sẽ gồm có 7 bước sau đây:- Bước 1: Hiểu về sáng kiến kinh nghiệm và 5 tiêu chí đánh giá
- Bước 2: Biết về hình thức trình bày
- Bước 3: Biết bố cục 1 bài sáng kiến
- Bước 4: Xác định đề tài và viết đề cương
- Bước 5: Tìm kiếm tổng hợp thông tin cho bài
- Bước 6: Triển khai viết bài
- Bước 7: Kiểm duyệt và hoàn thiện bài
Bước 1: Hiểu về sáng kiến kinh nghiệm
a) Viết sáng kiến kinh nghiệm là gì?
Viết sáng kiến kinh nghiệm là việc viết về các sự kiện, công việc, quy trình làm việc mà bản thân đã có nhiều kinh nghiệm và trình bày lại cho những người chưa có kinh nghiệm hiểu và ứng dụng vào thực tế công việc mang tới hiệu quả cao nhất.b) [5 Tiêu chí] đánh giá 1 bài sáng kiến kinh nghiệm chất lượng
Một bài sáng kiến kinh nghiệm chất lượng cần phải đảm bảo được về các nội dung như sau:- Tính sáng tạo: Hay còn được gọi là tính mới của sáng kiến kinh nghiệm: Nội dung phải có sự sáng tạo, mang tính duy nhất (tức chưa có một ai nghiên cứu chủ đề này trước đó), mang tính cấp thiết và quan trọng đối với tổ chức.
- Tính ứng dụng thực tế: Đề tài sáng kiến kinh nghiệm cần được nghiên cứu dựa trên hiện trạng thực tế trong công tác giáo dục, giảng dạy hiện nay; các phương hướng giải quyết phải mang tính ứng dụng cao để mọi người có thể áp dụng giải quyết vấn đề đang tồn đọng.
- Tính khoa học: Nội dung trình bày được dưa trên các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn; sử dụng các ví dụ minh họa, dẫn chứng số liệu, tài liệu tham khảo chính xác; cách trình bày khoa học chuẩn theo bố cục một bài sáng kiến kinh nghiệm truyền thống.
- Tính logic: Phần bố cục phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các ý, tạo sự lôi cuốn thu hút người đọc.
- Tính thẩm mỹ: Cần phải đảm bảo về mặt hình ảnh, font chữ đúng với tiêu chuẩn, trình bày khoa học, bắt mắt, dễ hiểu.
Bước 2: Biết Hình thức trình bày
Cũng như các công trình nghiên cứu khác, một bài sáng kiến kinh nghiệm cần phải đảm bảo về mặt hình thức trình bày . Cụ thể như:- Sáng kiến kinh nghiệm sẽ được soạn thảo trên máy tính, trang trí đảm bảo khoa học và in 1 mặt lên trên khổ giấy A4.
- Bài sáng kiến kinh nghiệm được viết bằng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 12, căn lề trên 1,5cm, lề dưới 2cm, căn chỉnh lề trái 3cm, lề phải 2cm và chỉnh cách dòng 1,5 lines.
- Số trang cần được đánh ở góc dưới bên phải của mỗi trang và bắt đầu từ phần nội dung.
Bước 3: Xác định bố cục bài sáng kiến kinh nghiệm
a) Trang bìa
Trang bìa cần được trình bày với đầy đủ những thông tin như sau:- Cơ quan đang công tác
- Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm
- Thông tin người thực hiện
b) Mục lục
c) Phần mở đầu
- Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
d) Phần nội dung
- Cơ sở lý luận.
- Một số biện pháp nghiên cứu
- Kết quả và ứng dụng trong sáng kiến kinh nghiệm
e) Phần kết luận và kiến nghị
- Tại đây bạn tổng kết lại ý chính về sáng kiến kinh nghiệm của mình và phần kiến nghị, phương án cho bài sáng kiến.
f) Tài liệu tham khảo
- Trích dẫn tài liệu tham khảo sẽ khiến bài viết của bạn trở nên đáng tin cậy và tăng độ uy tín nhiều hơn.
- Mỗi một loại tài liệu sẽ có 1 cách trích dẫn tài liệu tham khảo khác nhau. bạn có thể tiến hành xem chi tiết từng loại qua bài viết: Hướng dẫn cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo 15 loại
Bước 4: Xác định đề tài và viết đề cương
- Đây là bước quan trọng đầu tiên khi viết sáng kiến kinh nghiệm. Bạn cần phải chọn lựa được một đề tài mang tính độc đáo và sáng tạo có ý nghĩa thực tiễn. Sau khi đã chọn được đề tài sẽ bắt tay vào việc lên đề cương chi tiết.
- Bước này sẽ giúp cho bạn nắm được các công việc cần phải làm và định hướng được việc tìm nguồn tài liệu nghiên cứu cho phù hợp. Đề cương được trình bày càng chi tiết thì việc viết sáng kiến kinh nghiệm càng dễ dàng.
- Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn một đề tài sáng kiến kinh nghiệm tiểu học hay và thực tế nhất thì hãy tham khảo bài viết tổng hợp danh sách đề tài của chúng tôi ngay nhé
Bước 5: Tìm kiếm và tổng hợp thông tin
- Người viết sáng kiến kinh nghiệm sẽ tổng hợp những tài liệu có liên quan nhất tới đề tài nghiên cứu.
- Đồng thời thu thập thêm các số liệu để dẫn chứng và lưu trữ về các tư liệu đã thu thập được dựa theo từng loại.
Bước 6: Triển khai viết bài sáng kiến kinh nghiệm
Bản thảo sáng kiến kinh nghiệm sẽ được viết khi bạn xây dựng xong phần đề cương và có được các thông tin dựa vào nguồn tin đã thu thập.Bước 7: Kiểm duyệt và hoàn thiện
- Đây là bước cuối cùng khi viết sáng kiến kinh nghiệm. Bạn sẽ kiểm tra kỹ càng về mặt nội dung, xem những nội dung đó đã có sự liên kết với nhau hay là chưa.
- Sau đó sửa lại những lỗi sai và cuối cùng in tập hoàn chỉnh và đi nộp đề tài. Khi đó bài sáng kiến kinh nghiệm của bạn đã hoàn thành và chỉ chờ phản hồi về kết quả.
2. 5 lưu ý cần biết khi viết sáng kiến kinh nghiệm
Khi viết sáng kiến kinh nghiệm, để bài viết đạt chất lượng hiệu quả nhất người viết cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:2.1. Ý tưởng của đề tài sáng kiến kinh nghiệm
- Bạn nên lựa chọn các đề tài phù hợp với kinh nghiệm của cá nhân và đảm bảo về mặt thực tiễn trong công việc của mình.
- Lựa chọn được một đề tài thích hợp sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc viết sáng kiến kinh nghiệm. Đồng thời chất lượng của bài viết cũng sẽ tốt hơn.
2.2. Cách đặt tên đề tài
- Khi đặt tên đề tài cần lưu ý phải khái quát được về mặt nội dung bài viết. Người đọc chỉ cần nhìn vào là đã có thể phần nào hiểu được vấn đề nghiên cứu mà bạn lựa chọn là gì?
- Nên đặt tên đề tài thật ngắn gọn, có chứa ý nghĩa sâu sắc và đúng với trọng tâm của bài viết sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Đảm bảo về tính mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Điều này thể hiện ở nội dung phải là sáng tạo và mới mẻ nhất cả về nội dung lẫn hình thức trình bày.
- Đặc biệt, nó phải chưa từng được công khai dưới bất kỳ một hình thức nào.
2.4. Đảm bảo tính thực tiễn và khả năng áp dụng cao
- Tác giả cần phải đưa ra được về các dẫn chứng cũng như số liệu thực tiễn nhất về các kết quả, hiệu quả so sánh giữa việc làm mới và làm cũ.
- Phân tích được khả năng áp dụng và nhân rộng của vấn đề nghiên cứu.