Phương pháp giá trị trung bình giải nhanh bài tập Hóa học THPT (WORD)

Số trang: 61      Loại file: doc      Dung lượng: 1.18 MB      Lượt xem: 162      Lượt tải: 0
Thư viện OQUADA

Tải lên: 1793 tài liệu

Tải xuống 10 Điểm Download 1 0 Download 2 0

Báo xấu

Thông tin tài liệu

Tài liệu gồm 61 trang WORD, được trích dẫn từ cuốn sách Phương Pháp Trọng Tâm Giải Toán Hóa Học THPT của tác giả Lê Văn Nam, hướng dẫn sử dụng phương pháp giá trị trung bình giải nhanh bài tập Hóa học THPT.

I. PHƯƠNG PHÁP TRUNG BÌNH
1. Nội dung phương pháp trung bình.
Đối với hỗn hợp nhiều chất khác nhau, sử dụng các đại lượng trung bình như M, C, H, O, CHO, COOH  … có ý nghĩa hết sức quan trọng. Khi biết giá trị của các đại lượng này, ta có thể tìm được thành phần các chất trong hỗn hợp hoặc có thể tính toán được lượng chất trong phản ứng (lượng chất tham gia phản ứng hoặc lượng chất tạo thành).
Ở đây M, C, H, O, CHO, COOH … lần lượt là khối lượng mol trung bình, số nguyên tử C, H, O trung bình, số nhóm chức anđehit, axit trung bình và số liên kết trung bình … của các chất trong hỗn hợp.
Phương pháp trung bình là phương pháp sử dụng tính chất và giá trị của các đại lượng trung bình để giải bài tập hóa học.
2. Ưu điểm của phương pháp trung bình.
Đối với bài toán liên quan đến hỗn hợp các chất thì phương pháp trung bình là một sự lựa chọn tối ưu, giúp cho việc tính toán trở lên đơn giản hơn, nhanh chóng hơn so với phương pháp thông thường.
3. Phạm vi áp dụng.
Phương pháp trung bình có thể giải quyết được nhiều dạng bài tập liên quan đến hỗn hợp các chất trong hóa vô cơ cũng như hóa hữu cơ.
Một số dạng bài tập thường sử dụng phương pháp trung bình:
+ Tìm hai kim loại (ở dạng đơn chất hay trong hợp chất muối, oxit…) hoặc hai halogen (trong muối halogenua) thuộc cùng một nhóm và thuộc hai chu kỳ kế tiếp hoặc không kế tiếp.
+ Tìm công thức của hỗn hợp các hợp chất hữu cơ thuộc cùng dãy đồng đẳng, kế tiếp hoặc không kế tiếp.
+ Tìm công thức của các hợp chất hữu cơ trong hỗn hợp thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau.
+ Tính lượng chất tạo thành trong phản ứng đối với hỗn hợp các chất hữu cơ.
II. PHÂN DẠNG BÀI TẬP VÀ CÁC VÍ DỤ MINH HỌA
Phương pháp trung bình thường dùng để giải các bài tập tìm các chất trong hỗn hợp hoặc tính toán lượng chất trong phản ứng.
Bước 1: Lập sơ đồ phản ứng biểu diễn quá trình chuyển hóa giữa các chất, để thấy rõ bản chất hóa học của bài toán.
Bước 2: Nhận dạng nhanh phương pháp giải bài tập: Khi gặp dạng bài tập tìm các chất trong hỗn hợp thì ta nên sử dụng phương pháp trung bình.
Bước 3: Dựa vào yêu cầu đề bài để đánh giá, lựa chọn nên sử dụng giá trị trung bình nào của hỗn hợp thì tối ưu nhất, chỉ cần sử dụng một giá trị trung bình hay phải sử dụng nhiều giá trị trung bình.
Bước 4: Dựa vào giả thiết và sự bảo toàn electron, bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố để tìm các giá trị trung bình, kết hợp với tính chất của giá trị trung bình để trả lời các câu hỏi mà đề bài yêu cầu.
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Thành viên thường xem thêm

Gợi ý tài liệu cho bạn

Gợi ý tài liệu cho bạn

Gợi ý tài liệu cho bạn