Khắc phục học sinh yếu, kém môn hoá ở lớp 10

Số trang: 25      Loại file: doc      Dung lượng: 268.50 KB      Lượt xem: 99      Lượt tải: 0
Thư viện OQUADA

Tải lên: 1791 tài liệu

Tải xuống 10 Điểm Download 1 0 Download 2 0

Báo xấu

Thông tin tài liệu

Tuyển chọn SKKN Hoá học THCS
Tuyển chọn SKKN Hoá học THPT


+ OQUADA là thư viện trực tuyến chuyên sưu tầm và giới thiệu tài liệu chọn lọc, đề thi, ebook, …tất cả các môn học.
+ OQUADA giới thiệu nhiều SKKN Hóa học THPT, SKKN Hóa học THCS
+ Bạn đọc vui lòng ĐĂNG KÝ thành viên để download tài liệu.

1.3. Các bước tiến hành viết một SKKN
1.3.1. Chọn tên đề tài: Các vấn đề có thể chọn để viết SKKN rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực như:
- Sáng kiến trong công tác quản lý gồm:
+ Những sáng tạo trong việc xây dựng mới hoặc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn hoạt động của ngành;
+ Phương pháp tổ chức bộ máy, bố trí nhân lực, phương tiện làm việc;
+ Phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc;
+ Những cơ chế, chính sách, quy trình xử lý công việc mang lại hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ;
+ Giải pháp, biện pháp quản lý tài sản, tài chính công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
+ Giải pháp, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua để triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương
+ Giải pháp mang lại hiệu quả ở các lĩnh vực công tác khác như công tác Đảng, công tác Công đoàn, công tác Đoàn thanh niên.
- Sáng kiến, giải pháp công tác trong tác nghiệp:
+ Những cải tiến chế độ, phương pháp làm việc, quy trình tác nghiệp liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Những ứng dụng tiến bộ KH-CN vào thực tiễn công tác.
- Khi viết SKKN, công việc đầu tiên của tác giả là cần suy nghĩ lựa chọn một tên đề tài phù hợp. Trong nghiên cứu khoa học, việc xác định tên đề tài có ý nghĩa quan trọng số một, đôi khi nó còn quan trọng hơn cả việc giải quyết đề tài. Việc xác định tên đề tài chính xác có tác dụng định hướng giải quyêt vấn đề cho tác giả, giúp cho tác giả biết tập trung sự nghiên cứu vào vấn đề cần giải quyết, tránh được sự lan man, lạc đề.
1.3.2. Viết đề cương chi tiết: Đây là một công việc rất cần thiết trong việc viết SKKN. Nếu bỏ qua việc này, tác giả sẽ không định hướng được mình cần phải viết cái gì, cần thu thập những tư liệu gì về lý thuyết và thực tiễn, cần trình bày những số liệu ra sao…? Việc chuẩn bị đề cương càng chi tiết bao nhiêu thì công việc viết SKKN càng thuận lợi bấy nhiêu.
1.3.3. Tiến hành thực hiện đề tài: Tác giả tìm đọc các tài liệu liên quan đến đề tài, ghi nhận những công việc đã thực hiện trong thực tiễn (biện pháp, các bước tiến hành, kết quả cụ thể), thu thập các số liệu để dẫn chứng. Tác giả nên lưu trữ các tư liệu thu thập được theo từng loại. Trong quá trình thu thập tài liệu cần tiếp tục xem xét chỉnh sửa đề cương chi tiết cho phù hợp với tình hình thực tế.
1.3.4. Viết bản thảo SKKN theo đề cương đã chuẩn bị: Khi viết SKKN tác giả cần chú ý đây là loại văn bản báo cáo khoa học cho nên ngôn ngữ viết cần ngắn gọn, xúc tích, chính xác. Cần tránh sử dụng ngôn ngữ nói hoặc kể lể dài dòng nhưng không diễn đạt được thông tin cần thiết.
1.3.5. Hoàn chỉnh bản SKKN, đánh máy, in ấn.
1.4. Kết cấu của một sáng kiến kinh nghiệm:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận của vấn đề (trong một số trường hợp có thể lược bỏ)
2.Thực trạng của vấn đề
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
4. Hiệu quả của SKKN
- Kết luận, kiến nghị
 1.5. Hướng dẫn viết
     - Phần mở đầu:
+ Lý do chọn đề tài: Phần này tác giả chủ yếu trình bày lý do chọn đề tài. Cụ thể tác giả cần trình bày được các ý chính sau đây:
* Nêu rõ vấn đề trong thực tiễn công tác mà tác giả đã chọn để viết SKKN.
* Ý nghĩa và tác dụng (về mặt lý luận) của vấn đề đó trong công tác.
* Những mâu thuẫn giữa thực trạng với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết.
* Từ những ý đó, tác giả khẳng định lý do mình chọn vấn đề để viết SKKN.
+ Điểm mới của sáng kiến, giải pháp: Phần này tác giả cần trình bày được:
* Đề tài sáng kiến này có ai nghiên cứu chưa, tác giả?
* Phạm vi, nội dung sáng kiến do mình viết có điểm mới ở chỗ nào?
* Phạm vi áp dụng: Tác giả nêu phạm vi áp dụng sáng kiến ở quy mô nào? lĩnh vực nào?
- Phần nội dung: Đây là phần quan trọng, cốt lõi nhất của một SKKN, tác giả nên trình bày theo 4 mục chính sau đây:
+ Cơ sở lý luận của vấn đề: Tác giả cần trình bày tóm tắt những lý luận, lý thuyết đã được tổng kết, bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết SKKN. Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó khăn tác giả đã trình bày trong phần đặt vấn đề. (Không nhất thiết đề tài sáng kiến, giải pháp nào cũng có phần này)
+ Thực trạng của vấn đề: Trình bày những thuận lợi, khó khăn mà tác giả đã gặp phải trong vấn đề mà tác giả đã chọn để viết SKKN. Điều quan trọng trong phần này là mô tả, làm nổi bật những khó khăn, những mâu thuẫn mà tác giả đang tìm cách giải quyết.
+ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Trình bày trình tự những biện pháp, các bước cụ thể đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
+ Hiệu quả của SKKN: Trong mục này cần trình bày được các ý:
* Đã áp dụng SKKN vào thời gian nào, ở đâu, cho đối tượng cụ thể nào?
* Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN (có đối chiếu so sánh với kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ)
- Kết luận, kiến nghị:
+ Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Tác giả cần trình bày những nhận định chung của mình về khả năng áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của đề tài sáng kiến.
+ Kiến nghị, đề xuất: ghi những ý kiến, nguyện vọng của người viết đề tài đề nghị cấp trên có biện pháp, tạo điều kiện tốt hơn cho việc áp dụng sáng kiến có hiệu quả. (Không nhất thiết đề tài sáng kiến nào cũng có phần này)     
Tóm lại, công việc viết SKKN thực sự là nột công việc khoa học, nghiêm túc đòi hỏi người viết phải kiên nhẫn, phải có sự đầu tư trí tuệ, công sức và thời gian. Đó không phải là một việc dễ dàng. Hy vọng rằng với một số gợi ý trên đây có thể giúp các bạn đồng nghiệp có một số ý tưởng chính trong công việc viết SKKN, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thống kê.


Thành viên thường xem thêm

Gợi ý tài liệu cho bạn

Gợi ý tài liệu cho bạn

Gợi ý tài liệu cho bạn